CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN HOA HỒNG VÀO MÙA MƯA

CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN HOA HỒNG VÀO MÙA MƯA CÁC BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN HOA HỒNG VÀO MÙA MƯA
Đánh giá:
4.7 201
4.7 sao trên tổng số 201 lượt review
Chăm sóc cây hoa hồng luôn là điều mà bất cứ ai cũng quan tâm, để có được những cây hoa hồng đẹp và phát triển tốt. Không bị sâu bệnh tấn công thì bạn cần phải có sự quan tâm đặc biệt tới sự phát triển và các yếu tố khác để giúp cây hoa hồng luôn khỏe mạnh, đặc biệt là vào mùa mưa.

Chăm sóc cây hoa hồng luôn là điều mà bất cứ ai cũng quan tâm, để có được những cây hoa hồng đẹp và phát triển tốt. Không bị sâu bệnh tấn công thì bạn cần phải có sự quan tâm đặc biệt tới sự phát triển và các yếu tố khác để giúp cây hoa hồng luôn khỏe mạnh, đặc biệt là vào mùa mưa.

 

Hoa hồng rất dễ nhiễm các loại bệnh vào mùa mưa

 

 Mùa mưa là điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của nấm và vi khuẩn gây hại trên hoa hồng, điển hình là một số bệnh sau đây:

 Bệnh đốm đen: là bệnh thường gặp trên hoa hồng vào mùa mưa nhất và nếu không được kiểm soát kịp thời sẽ gây thiệt hại không nhỏ.

    Bệnh này do một loại nấm gây ra có tên khoa học là Dipclocarpon rosae. 

    Dấu hiệu để nhận dạng bệnh đốm đen đó chính là những đốm tròn nhỏ màu nâu cho đến đen, sau đó chúng phát triển thành những đốm đen to dần và có viền răng cưa. Đường kính vết bệnh từ 0,5-1cm.

    Khi đốm đen phát triển hơn sẽ làm lá chuyển sang màu vàng, nếu nặng hơn nữa sẽ làm toàn bộ lá phần dưới và giữa rụng hết chỉ còn lại vài lá trên ngọn, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự quang hợp và phát triển của cây.

 

 

Các bệnh thường gặp trên hoa hồng

 Bệnh mốc xám: thường gây hại chủ yếu trên hoa dẫn đến tình trạng hoa bị thối nếu bệnh nặng có thể làm cả nhánh non bị héo.

    Biểu hiện của bệnh này là những chấm nhỏ màu hồng hoặc đỏ nhìn xa trông giống như các giọt nước đọng lại trên cánh hoa làm nụ hoa sẽ không nở được mà khô lại rồi chết.

 Bệnh sương mai: là bệnh khá phổ biến trên hoa hồng và thường xuyên xuất hiện. Chúng thường tấn công trên lá, vết bệnh có màu đỏ tía đến nâu sẫm, hình dạng bất định, nhìn như vết bỏng.

    Biểu hiện của bệnh ban đầu làm cho lá non cong lại màu vàng, bào tử màu xám xuất hiện phía dưới lá. Một khi bệnh nặng có thể làm rụng lá hàng loạt, cây chậm phát triển, còi cọc, lá nhỏ làm hạn chế khả năng bật chồi và ra hoa.

 CÁCH PHÒNG TRỊ CÁC BỆNH TRÊN HOA HỒNG VÀO MÙA MƯA:

 Thường xuyên cắt tỉa những nhánh hồng bị yếu, hoặc lá hồng bị bệnh, thu gom và tiêu hủy để tránh mầm bệnh lây lan.

 Đặt chậu cây ng​oài nắng trong thời gian từ 3-8h nắng, lưu thông không khí tốt và trồng cách xa với những loại hồng leo khác. Mật độ thích hợp là từ 1-2 m.

 Khi cây hoa hồng có các biểu hiện nặng thì nên dùng biện pháp hóa học để can thiệp để cây mau hết bệnh và ổn định, sau đó mới dùng biện pháp sinh học để phòng bệnh.

 Khi cây hoa hồng bị bệnh ta nên cách ly cây bị bệnh với những cây hoa hồng khỏe, không tưới nước trực tiếp trên lá và ngưng bón phân.

 Hoa hồng không khó chăm sóc như bạn nghĩ, nhưng lại rất dễ bị nhiễm nấm và vi khuẩn. Vì thế, cần thường  xuyên quan sát và chăm sóc hoa hồng để cây hạn chế được sâu bệnh. Chúc vườn hồng nhà bạn ngày càng xinh tươi nha!

Các bạn là những nhà nông nghiệp tài ba, đang có nhu cầu về các trang thiết bị, vật tư, phụ kiện nông nghiệp để hỗ trợ tăng năng suất, hiệu quả lao động. Hãy vui lòng điền thông tin vào form ĐĂNG KÝ MUA HÀNG bên góc phải, đội ngũ chuyên gia sẽ liên hệ lại và hỗ trợ bạn nhanh nhất có thể!!

 

Chúng tôi xin cảm ơn và chúc các bạn thành công nhé!

 

Để Lại Bình Luận Của Bạn!!!


Giỏ Hàng
Tổng Cộng: 0 ₫
Scroll