Mít là giống cây dễ trồng tuy nhiên cũng rất dễ bi sâu bệnh tấn công, chúng chích hút nhựa lá non, đọt non, trái... khiến cho lá quăn queo, cây chậm lớn, cây chậm lớn, trái dị hình hay thối trái...
Vì vậy cần phòng ngừa kịp thời trước khi cây bị tấn công chính là yếu tố quyết định đến năng suất cây sau này. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ kinh nghiệm phòng trừ các loại sâu bệnh hại mít thường gặp hiệu quả 100%.
1. PHÒNG TRỪ RUỒI ĐỤC TRÁI
Ruồi đục trái trên mít
Ruồi đục trái là một trong những loại sâu bệnh phổ biến và khó trị nhất, không chỉ hại mít mà chúng còn là khắc tinh của rất nhiều giống cây trồng ăn trái khác.
Ruồi trưởng thành hoạt động ban ngày, có khả năng bay xa. Con cái dùng ống đẻ trứng chích vào vỏ trái, đẻ trứng vào bên trong trái, vết chích nhỏ nên khó nhìn thấy.
Ấu trùng cho màu trắng ngà (còn gọi là dòi) sống bên trong trái làm thối phần thịt trái, dòi phá hoại nhiều khi trái gần chín đến chín. Triệu chứng thể hiện là trên trái mít có nhiều đốm thối màu nâu, có nhiều chất nhựa đục chảy ra bên ngoài, ngay nơi bị hại mềm nhũn, dòi tạo lỗ nhỏ trên trái và búng mình ra khỏi trái, chúng có khả năng sinh sản nhanh và búng xa nên trên một trái mít sẽ có rất nhiều dòi.
Cuối cùng là gây thối trái, hư trái.
CÁCH PHÒNG TRỊ
- Thu hoạch kịp thời không để trái chín quá lâu trên cây.
- Vệ sinh sạch sẽ vườn cây, đem tiêu hủy những trái bị dòi gây hại.
- Khi ruồi trưởng thành phát sinh dùng thuốc dẫn dụ có chất Methyl Eugennol để dẫn dụ và diệt ruồi đực hoặc phun bả Protein, chỉ phun thành đốm nhỏ trên tán cây. Nên phun vào khoảng 8-10 giờ sáng.
- Không nên xịt thuốc hóa học trực tiếp lên trái để diệt dòi vì thường hiệu quả không cao và không đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
2. PHÒNG TRỊ BỆNH THỐI TRÁI NON
Bệnh thối trái non trên mít
Bệnh thối trái non cũng khá phổ biến trên mít. Bệnh do nấm Rhizopus nigricans gây ra. Bệnh gây hại trên hoa và trái non, làm trái thối đen và rụng. Vết bệnh khởi đầu là đốm màu nâu đen, sau bệnh lan dần cả trái, làm cả trái bị thối đen.
Trên vết bệnh sản sinh các sợi nấm và túi bào tử màu đen mọc tua tủa. Bệnh có thể xuất hiện bất cứ vị trí nào của trái. Bệnh lây lan nhanh từ trái này sang trái khác. Bệnh chỉ gây hại giai đoạn trái non.
Bệnh phát triển nhiều trong điều kiện thời tiết nóng và mưa nhiều, vườn cây rậm rạp, đất ẩm thấp đọng nước. Sợi nấm sẽ sản sinh rất nhiều bào tử và lây lan rất nhanh trong điều kiện có gió, mưa.
CÁCH PHÒNG TRỊ
Vệ sinh vườn cây sạch sẽ, thu gom những trái bệnh đem tiêu hủy, chú ý gom loại bỏ những hoa đực đã khô.
Phát hiện bệnh mới chớm phun các loại thuốc hóa học: Vimanco, Ridomil-Gold, Mataxyl,...
3. BỆNH THỐI GỐC CHẢY NHỰA
Bệnh thối gốc chảy nhựa trên mít
Bệnh xảy ra trên các vườn mít quá ẩm ướt và có nhiều loại sâu hại chích hút nhựa cây, gây những vết thương và là cơ hội tốt cho nấm Phytopthora xâm nhập.
Bệnh thể hiện ở vùng gốc có nhiều vết loét, nước dịch từ bên trong chảy rỉ ra, vỏ vùng gốc bị thối từng mảng to, bề mặt lớp gỗ ẩm ướt và thâm đen. Lá vàng, rụng và cây chết. Thường khi phát hiện được thì bệnh ở tình trạng nặng, khó chữa trị.
CÁCH PHÒNG TRỪ
Cách phòng hữu hiệu nhất là trồng cây trên đất cao ráo, thoát nước tốt. Bảo vệ các thiên địch để hạn chế mật độ sâu rầy gây hại.
Khi cần thiết dùng các loại thuốc hóa học có tính chọn lọc để phun xịt như Ridomyl, Aliette.
4. SÂU ĐỤC TRÁI
Sâu đục trái trên mít
Gây hại nặng trên mít làm giảm chất lượng và sản lượng. Thường ở các phần tiếp giáp các trái hay giữa trái tiếp giáp với thân, bị gây hại nặng nhất. Trái có thể bị hư hỏng hay bị rụng sớm.
CÁCH PHÒNG TRỊ
Không nên dùng biện pháp xử lý thuốc hóa học mà dùng biện pháp sinh học để phòng trừ sự gây hại hay bao trái vào cuối giai đoạn trái rụng sinh lý.
5. RẦY, RỆP
Bệnh rệp sáp trên mít
Có rất nhiều loài gây hại trên mít, chúng chích hút nhựa lá non, đọt non, trái làm lá quăn queo, cây chậm lớn, trái dị hình và kèm theo là nấm đốm bồ hóng tấn công làm giảm khả năng quang hợp của cây và trái không đẹp. Khi trồng ở nơi cao ráo thường bị rệp sáp tấn công ở phần gốc và rễ.
CÁCH PHÒNG TRỊ
Dùng các loại thuốc hóa học sau đây để trị rầy rệp khi điều tra có mật số cao: Bassan 50 EC, Supracide 40 EC, Basudin 50 ec...
Để bảo vệ cây trồng tốt nhất, nên thiết lập hệ thống canh tác hữu hiệu thường xuyên. Dùng biện pháp sinh học tăng cường thiên dịch, hạn chế dịch hại do sâu bệnh.
Chỉ nên sử dụng thuốc hóa học khi cần thiết.
SỬ DỤNG TÚI BAO TRÁI BẢO VỆ MÙA MÀNG
Sử dụng túi bao trái giúp tròng trừ các loại sâu bênh thường gặp trên mít
Ngoài những biện pháp phòng trừ các loại sâu bệnh hại mít thường gặp trên thì sử dụng Túi bao trái là một trong những phương pháp bảo vệ trái trên cây phổ biến nhất hiện nay. Phương pháp này được sử dụng ở hầu hết các nhà vườn, vì tính hiệu quả cực cao, độ an toàn tuyệt đối và bảo vệ trái một cách toàn diện nhất.
Thay vì phải chọn lựa từng loại thuốc cho từng loại sâu bệnh mất nhiều thời gian công sức và chi phí, bên cạnh đó việc lạm dụng các loại thuốc hóa học không chỉ hại cây, hại đất mà còn ảnh hưởng đến chất lượng trái và sức khỏe con người.
Túi bao mít giúp bảo vệ trái trên cây toàn diện
Thì Túi bao trái sẽ giúp giải quyết tất cả các vấn đền trên: ngăn chặn ruồi đục trái, sâu đục trái, rầy rệp... bà con tiết kiệm được chi phí khi có thể tái sử dụng túi bao trái cho nhiều mùa, vừa tiết kiệm được công chăm sóc. Trái phát triển tự nhiên và đạt chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm, tăng giá trị, tăng năng suất.
Trên đây là những cách phòng trừ các loại sâu bệnh hại mít thường gặp hiệu quả 100%. Hy vọng bài vết hữu ích với tất cả bà con !