Vạn Thọ là loại hoa không thể thiếu trong dịp Tết Nguyên Đán. Đây là loài hoa chiếm được nhiều cảm tình của mọi nhà. Hoa Vạn Thọ dễ trồng song cũng bị nhiều loại bệnh hại tấn công. Trong đó, có một bệnh thường gặp là bệnh Thối Gốc Trắng (bệnh lở cổ rễ). Cùng chúng tôi tìm hiểu triệu chứng và cách phòng trừ các loại bệnh hại này nhé!
Nguyên nhân
Bệnh này rất phổ biến giai đoạn cây con. Bệnh do nấm Rhizoctonia solania gây ra.
Triệu chứng
Ở phần cổ rễ hoặc phần gốc sát với mặt đất xuất hiện những chấm nhỏ màu xám nâu, lở loét, rễ bị thối mềm. Nếu gặp điều kiện thuận lợi thì cổ rễ bị chuyển màu thâm đen, thối mục làm cho cây ngã ngang khi nhổ lên sẽ bị đứt gốc. Phần trên mặt đất, bộ lá vẫn xanh nhưng toàn thân đã bị héo rũ, làm cho cây chết từng chòm.
Thời tiết ẩm ướt, có thể thấy ngay chổ bị bệnh phủ một lớp nấm màu trắng, sau chuyển dần sang màu xám. Nấm gây bệnh tồn tại rất lâu trong đất trồng, có thể sống hoại sinh trên tàn dư cây trồng nhiều năm. Bệnh thường phát sinh phát triển mạnh trong điều kiện ẩm độ cao, đất trũng đọng nước.
Biện pháp phòng tránh
Lên luống trồng vạn thọ phải cao ráo. Mật độ trồng vừa phải, không trồng dày.
Tăng cường bón phân hữu cơ hoai mục ngay từ đầu vụ kết hợp sử dụng nấm Trichoderma. Không bón quá nhiều phân đạm
Kiểm tra ruộng hoa thường xuyên để phát hiện và nhổ bỏ sớm những cây bị bệnh để tránh lây lan.
Khi phát hiện bệnh, hạn chế tưới nước vào buổi chiều tối và tưới thẳng lên hoa.