Kỹ thuật ghép cây hoa trâm ổi

Kỹ thuật ghép cây hoa trâm ổi Kỹ thuật ghép cây hoa trâm ổi
Đánh giá:
4.7 201
4.7 sao trên tổng số 201 lượt review
Trâm ổi có nhiều màu sắc như hồng, tím, trắng, đỏ, vàng chanh, vàng cam, vàng nghệ. Loại hoa này khi mọc đơn độc thường không mấy đặc sắc, tuy nhiên nếu biết cách ghép nhiều màu hoa lên cùng một gốc ghép thì sẽ cho một cây rất đẹp và lạ mắt.

Cây trâm ổi là cây ngoại thất được sử dụng nhiều vì cây dễ trồng và có mùi như ổi chín. Cây thường trồng thành khóm, trong bồn hoặc công viên và làm hàng rào, trang trí nội thất.


Trâm ổi có nhiều màu sắc như hồng, tím, trắng, đỏ, vàng chanh, vàng cam, vàng nghệ. Loại hoa này khi mọc đơn độc thường không mấy đặc sắc, tuy nhiên nếu biết cách ghép nhiều màu hoa lên cùng một gốc ghép thì sẽ cho một cây rất đẹp và lạ mắt.

 

 

1. Đặc tính cây trâm ổi

Trâm ổi hay còn gọi là ngũ sắc thuộc cây thân gỗ, dạng bụi nhỏ, chiều cao khoảng 0.3 – 2m. Trên thân cây có gai, có lông, màu xanh khi non, về già chuyển nâu. Lá trâm ổi màu xanh, hình trái xoan, mọc đối, gốc hình tim hoặc tròn, đầu nhọn, viền lá có răng cưa đều, mặt dưới có lông.

 

 

Hoa kết thành chùm trên đỉnh nhiều màu sắc nên có tên là ngũ sắc, mỗi bông đơn có 4 cánh hình tròn lõm ở giữa. Màu hoa sẽ chuyển từ hoa màu vàng sang màu cam, sau đó không lâu sẽ đổi sang màu đỏ. Quả hình cầu, có vị thơm như ổi nên được gọi là cây trâm ổi, khi chín màu đen , có 1-2 hạt xù xì và cứng.

Hiện nay ngũ sắc mọc hoang ở nhiều nơi vì sức sống mạnh mẽ, hầu như không phải chăm sóc, ít sâu bệnh, chịu rét, chịu nóng, chịu hạn, chịu úng khá tốt. Ngũ sắc thích nắng, càng nắng cây càng sai hoa và màu sắc đậm đà hơn.

 

2. Chuẩn bị 

Dụng cụ cần thiết khi ghép trâm ổi bao gồm: kéo ghép cây chuyên dụng và băng ghép cây tự hủy.

- Gốc ghép: Chọn gốc ghép tương đối lớn và có dáng cổ thụ.
- Cành ghép: Chọn trên cây lấy giống những tược có độ lớn tương đương với gốc ghép.

 

 

3. Tiến hành ghép trâm ổi nhiều màu trên cùng gốc ghép

- Trên gốc ghép cắt bỏ một đoạn ngọn dài khoảng 5 - 6cm, cắt bỏ những lá ở dưới chỗ vừa cắt rồi dùng lưỡi dao lam chẻ đôi gốc ghép một đoạn dài 1.5 - 2cm để tạo miệng ghép.

- Trên cây cần lấy giống chọn những tược có độ lớn tương đương với gốc ghép. Cắt lấy một đoạn dài 5 - 7 cm (có 2 - 3 mắt lá), mỗi lá cắt bỏ 2/3 đến 1/2 lá, để cành ghép đỡ bị mất nước sau khi ghép.

- Tại phần gốc của “cành ghép” dùng lưỡi dao lam cắt vạt hai bên tạo thành một hình nêm (vết cắt vạt dài 1,5-2 cm).

 

 

- Cắt vạt xong, nhanh chóng đưa phần vạt nêm vào miệng ghép rồi dùng băng ghép cây tự hủy quấn lại.

- Dùng một bao nilon loại trong trùm kín lên cành ghép và chỗ ghép để cành ghép không bị khô, che nắng cho chỗ ghép.

 

 

- Sau ghép khoảng 15 ngày, nếu thấy cành ghép còn sống thì tháo bỏ bao nilon. Khoảng 15-20 ngày sau, tháo bỏ dây nilon quấn chỗ ghép. Sau khi ghép một thời gian tại chỗ nách lá của gốc ghép sẽ nhẩy tược mới và ra hoa.

- Muốn cây ghép có thế đẹp, thì sửa tạo tán cho cây giống như việc tạo tán cho những cây kiểng khác.

 

 

4. Chú ý 

- Đặt cây trâm ổi nơi có đủ ánh nắng. Tưới nhiều nước cho cây. Rễ phát triển rất nhanh vì thế nên đổi chậu trồng nhiều lần. Vì là cây không chịu được rét nên vào mùa Đông đặt cây bên cửa sổ có ánh sáng.
- Hoa có cánh mỏng nên dễ héo, hoa đã héo khó tươi trở lại. Vì vậy, sau khi cắt hoa nên cắm ngay vào nước.

Các bạn là những nhà nông nghiệp tài ba, đang có nhu cầu về các trang thiết bị, vật tư, phụ kiện nông nghiệp để hỗ trợ tăng năng suất, hiệu quả lao động. Hãy vui lòng điền thông tin vào form ĐĂNG KÝ MUA HÀNG bên góc phải, đội ngũ chuyên gia sẽ liên hệ lại và hỗ trợ bạn nhanh nhất có thể!!

 

Chúng tôi xin cảm ơn và chúc các bạn thành công nhé!

 

Để Lại Bình Luận Của Bạn!!!


Giỏ Hàng
Tổng Cộng: 0 ₫
Scroll